Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009


Hồ sơ xin thành lập hội nguời Điếc Hà Nội

Dã bị sở Nội vụ từ chối cho Chi hội không đủ điều kiện thành lập và hiện tại Hà Nội đã có Hội NKT TP Hà Nội vì vậy Chi hội nên trực thuộc Hội NKT TP Hà Nội.Với các hoạt động xin tài trợ ,viết dự án sẻư dụng dấu của Hội NKT TPHà Nội để giao dịch .Chi hội cần thuờng xuyên báo cáo hoạt động theo định kỳ cho Hội NKT TP Hà Nội làLê Văn Ánh,Vũ Thuỳ linh,Nguyễn Trọng Khánh,Đỗ Hoàng Thái Anh,Đỗ Thanh Sơn và trần Ngọc Tuấn.Đồng thời chủ tịch Chi hội là Lê Văn Ánh cũng là phó chủ tịch Hội NKT TP Hà Nội.

Người dẫn chương trình truyền hình bằng tay -->
20/09/2009 17:36
Bản tin Nhật ký O2 ghi hình trong trường quay - Ảnh: Lê Tùng
Học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với người chị bị câm điếc, rồi xuất hiện khiêm tốn nơi góc phải màn hình tivi để chuyển tải thông tin đến với những người khiếm thính. Mối lương duyên đó đến với Vũ Hoàng Lan, MC kênh O2TV bằng cả nỗi buồn lẫn hạnh phúc...
“Hồi 4 tuổi, trong một buổi tối mùa đông mưa phùn gió bấc, bố mẹ đưa mình từ bệnh viện trở về nhà sau ca phẫu thuật ở tay. Hà Nội mất điện, vừa mở cửa vào nhà thì chị vội chạy ra, ôm chầm lấy mình. Trong ánh nến lập lòe, chị đã khóc vì thương cô em bé nhỏ. Chị hỏi em có bị đau không, và mình đã trả lời chị bằng ngôn ngữ ký hiệu", Lan kể. Đó vừa là ký ức không bao giờ quên, vừa là dấu mốc quá trình cô bắt đầu học sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
Ở nhà, Lan là người duy nhất trong gia đình giao tiếp được với chị hơn Lan 7 tuổi, bị câm điếc từ bé. Quá trình 18 năm liên tục đó khiến vốn từ vựng bằng... tay được tích lũy dần. Từ người chị, Lan có điều kiện tiếp xúc với những người bạn của chị trong Hội Người điếc Hà Nội. Ban đầu, Lan chỉ tham gia giúp hội một số công việc vì vẫn còn đang đi học. Khi bước vào đại học, Lan làm việc tình nguyện tại hội người điếc, đảm nhận các công việc cần sự giao thiệp với các cơ quan, tổ chức.
Tháng 6 vừa rồi, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Lan chọn Hội Người điếc Hà Nội để khởi nghiệp với vai trò điều phối viên dự án dành cho người khiếm thính. Mỗi khi có các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn kỹ năng... dành cho người khiếm thính, Lan kiêm luôn vai trò phiên dịch. Gần 400 thành viên đang sinh hoạt trong Hội Người điếc Hà Nội không ai còn lạ một cô gái trẻ tuổi làm điều phối viên các dự án năng nổ, nhiệt tình...
Và một cơ hội để Lan giúp đỡ nhiều hơn cho cộng đồng người khiếm thính đã đến vào trung tuần tháng 8.
Ý tưởng về việc có một người dẫn chương trình bằng ngôn ngữ ký hiệu song song với người dẫn bình thường nảy sinh sau khi nhóm Nhật ký O2 làm phóng sự về cách người khiếm thính xem TV. Thực tế ở VN đã có một chương trình thời sự có phụ đề phía dưới để người khiếm thính theo dõi nội dung nhưng bảng chữ hoặc chạy quá nhanh, hoặc xem được bảng chữ thì lại không xem được hình ảnh. Bắt đầu từ giữa tháng 8.2009, bản tin Nhật ký O2 xuất hiện người dẫn ngôn ngữ ký hiệu ở góc phải phía dưới màn hình và lập tức trở thành khung giờ vàng đối với khán giả khiếm thính.
MC ngôn ngữ ký hiệu
Khi đó, chương trình Nhật ký O2 (bản tin thời sự sức khỏe của O2TV) đang tìm kiếm người dẫn ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình. Do ở VN chưa từng có người làm công việc này nên ban đầu kênh O2TV mời người khiếm thính thử lên hình. Tuy nhiên, việc khó khăn trong giao tiếp giữa người dẫn và các bộ phận khác đã khiến Ban lãnh đạo O2TV quyết định tìm kiếm một người biết ngôn ngữ ký hiệu thay thế. Không bỏ qua cơ hội này, Lan, cô gái sinh năm 1987, quyết định thử sức.
Buổi dẫn thử đầu tiên, nhóm thực hiện mất gần trọn 1 ngày để hoàn thành bản tin dài 30 phút, Lan thừa nhận “hơi choáng khi đọc lời bình”. Có quá nhiều từ ngữ chuyên ngành y tế trong khi người khiếm thính chủ yếu dùng ngôn ngữ hằng ngày. Buổi dẫn vì thế bị đứt đoạn nhiều lần để Lan tìm cách thể hiện phù hợp. Ví dụ: ngôn ngữ ký hiệu phần lớn là động từ, một số ít danh từ cơ bản, như từ đề cập đến "tai" chỉ có tính từ "điếc". Một lần dẫn có cụm từ “lông trong tai”, nghĩ mãi không ra, chỉ còn cách vẽ chữ lên không trung cả cụm từ này...
Những lời động viên, khen ngợi đến ngay từ buổi lên hình đầu tiên. Một khán giả khiếm thính ở TP.HCM đã góp ý với người dẫn: tóc nên buộc gọn gàng, mặc áo tối màu để nổi bật đôi tay vừa dứt khoát, vừa dẻo. Lan vui sướng: “Đấy là điều vô cùng hạnh phúc vì nước ta vốn có 3 ngôn ngữ ký hiệu khác nhau. Nhưng khi em dẫn, người khiếm thính ở TP.HCM và nhiều nơi khác vẫn hiểu”.
Sau những bỡ ngỡ đầu tiên, việc hoàn thành bản tin ngày càng nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn. Trước giờ dẫn, Lan tìm cách chuyển đổi những từ ngữ chuyên ngành để đối tượng khán giả của mình dễ hiểu. Nhiều tháng nay, dịch cúm A/H1N1 hoành hành dữ dội nhưng người khiếm thính lại không hề biết gì. “Họ bị đặt ra ngoài mối nguy của bệnh dịch, trách nhiệm thay đổi điều này thuộc về em, mỗi khi đứng trước ống kính máy quay”, Lan tâm sự.
Bà Nguyễn Thu Hà, Phó tổng giám đốc S-media, nhà sản xuất chương trình cho O2TV, cho biết: “Bản tin Nhật ký O2 nói riêng và kênh O2TV nói chung đã nhận được sự ủng hộ của người khiếm tính trên cả nước và những đánh giá mang tính nhân văn từ công chúng. Trong thời gian tới, người dẫn bằng ngôn ngữ ký hiệu sẽ được chúng tôi triển khai thêm đối với một chuyên mục nữa, tập trung vào thông tin thời sự sức khỏe. Đây là cam kết của chúng tôi ngay từ khi bắt tay xây dựng kênh truyền hình chuyên về sức khỏe cộng đồng”.
Phan Lê TùngLớp học ngôn ngữ kí hiệu hà Nội Lớp học ngôn ngữ ký hiệu dành cho sinh viên tình nguyện và gia đình của người khiếm thính: Lớp học này do các giáo viên khiếm thính giảng dạy. Lớp học hiện có 20 học viên. Hy vọng trong tương lai sẽ đào tạo được một số phiên dịch thông qua những khóa tập huấn như thế này.Giáo viên của lớp là thầy Sơn, thầy Thái Anh. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án do Liên đoàn người Điếc Thụy Điển và tổ chức PCP Thụy Điển tài trợ.Sinh Hoạt Chi hội

Sinh hoạt Chi Hội sáng chủ nhật hàng tuần: Chương trình sinh hoạt Chi hội người Điếc Hà Nội được duy trì các sáng chủ nhật hàng tuần. Chủ nhật tuần qua Chi hội cũng sinh hoạt với nội dung rất phong phú như điểm tin tức của phó chủ tịch Trần Ngọc Tuấn; tình hình tổ chức và nhóm hội của NKT do chủ tịch Lê Văn Ánh trình bày; tình hình hội viên như cập nhật cuộc sống hằng ngày của các hội viên, các câu chuyện hài của hội viên; giới thiệu việc làm mới cho hội viên và tổng kết đã có hơn 20 hội viên tìm được việc làm, 10 hội viên xin đi học nghề, đóng hội phí.
Lớp học sức khỏe sinh sản

Lớp học sức khỏe sinh sản dành cho thành viên chi Hội người điếc Hà Nội:Chi hội đã tổ chức một lớp dạy nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản dành cho thành viên của chi hội người điếc nằm trong khuôn khổ dự án do Liên đoàn người điếc Thụy Điển và tổ chức PCP Thụy Điển tài trợ.Lớp sức khỏe sinh sản này dành cho 25 học viên của chi hội. Sau 2 tháng học tập hiện nay các bạn (chủ yếu là thanh niên) đã chuẩn bị tốt nghiệp với mức độ đánh giá khá. Đây là lớp dạy sức khỏe sinh sản dành cho người điếc có người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và chuyên gia tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.
Nâng cao năng lực lãnh đạo cho các lãnh đạo người Điếc

Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức khuyết tật thuộc khu vực, vừa qua, Tổ chức Phát triển Khuyết tật Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Development Centre on Disability-APCD), Thái Lan phối hợp NNCD đã tổ chức một buổi hội thảo “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho các lãnh đạo khiếm thính Việt Nam” tại Khách sạn Sunway Hà Nội từ ngày 13-16/01/2009 26 lãnh đạo khiếm thính của các tổ chức ở Hà Nội, TP.HCM, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thái Bình và Hải Dương. đã tham gia buổi hội thảo này. Ngoài ra, còn có hai nhân viên nguồn của Chương trình Khuyết tật & Phát triển (DRD); đại diện của Hội Khiếm thính Quốc Gia Thái Lan (National Association of the Deaf in Thailand- NADT); Đại diện mạng lưới Phụ nữ và Trẻ Khiếm thính Thái Lan (Thai Deaf Children and Women Network Federation - TDCWNF)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét