Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009



Lớp học sức khỏe sinh sản

Lớp học sức khỏe sinh sản dành cho thành viên chi Hội người điếc Hà Nội:Chi hội đã tổ chức một lớp dạy nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản dành cho thành viên của chi hội người điếc nằm trong khuôn khổ dự án do Liên đoàn người điếc Thụy Điển và tổ chức PCP Thụy Điển tài trợ.Lớp sức khỏe sinh sản này dành cho 25 học viên của chi hội. Sau 2 tháng học tập hiện nay các bạn (chủ yếu là thanh niên) đã chuẩn bị tốt nghiệp với mức độ đánh giá khá. Đây là lớp dạy sức khỏe sinh sản dành cho người điếc có người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và chuyên gia tâm lý đầu tiên tại Hà Nội.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2009

HOẠT ĐỘNG CHI HỘI NGƯỜI ĐIẾC HÀ NỘI
Lớp sức khỏe sinh sản dành cho thanh niên khiếm thính: Các hoạt động của lớp học sức khoẻ sinh sản dành cho các hội viên khiếm thính do dự án tài trợ của SHIA Thụy Điển bắt đầu tháng 7 đến hết tháng 9 kết thúc với kết quả tốt nghiệp có 6 học viên đạt loại giỏi là: Trần Ngọc Tuấn, Vũ Thùy Linh, Nguyễn Thị Thanh Dung. Nguyễn Ngọc Hà và Phạm Thị Phương Liên, Trần Thị Thanh Thủy. Và 9 học viên xếp loại khá. Các học viên tiếp thu bài học dễ dàng vì có phiên dịch ký hiệu Hoàng Lan dày dạn kinh nghiệm, các giáo viên đến từ Trung tâm sức khỏe sinh sản LA center. Trong suốt khóa học không khí hoc tập rất hào hứng sôi nổi, học viên rất nghiêm túc học tập. Thi tài năng chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội: Không khí chuẩn bị cho những lễ kỉ niệm thành lập thành phố Hà Nội tròn 1000 năm Như tổ chức thi năng khiếu về ngôn ngữ kí hiệu, thi nấu ăn, cắm hoa trong sinh hoạt của Chi hội.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

Tin học văn phòng


Lớp học tin học văn phòng dành cho 15 người điếc đầu tiên tại Hà Nội được tài trợ bởi tổ chức CRS và trường ESTIH. Hiện tại khả năng tiếp thu học bài của các bạn rất tốt. Hy vọng trong tương lai nhà trường quan tâm ưu tiên tuyển chọn người khiếm thính vào học công nghệ thông tin nhiều hơn nữa.

Hạnh phúc diệu kỳ của đôi vợ chồng câm điếc
Tình yêu và cuộc sống của cặp vợ chồng khiếm thính Lê Văn Ánh và Vũ Thị Thu Phương (Hà Nội) rất giản dị, chân thật. Họ lặng lẽ nắm tay nhau vượt qua những khúc quanh của số phận.

Năm 2003, khi Phương tham gia chương trình giao lưu của người khuyết tật “Vẻ đẹp trong sự đa dạng” ở công viên Lê- nin, Hà Nội, chị thực sự ấn tượng mạnh khi thấy Ánh năng nổ, nhiệt tình, phụ trách việc quản lý tổ chức của Chi hội người khiếm thính Hà Nội với hơn 100 thành viên. Phương nhớ lại: “Anh ấy chạy qua chạy lại như con thoi. Khi có việc cần tập hợp, anh lại phải đi “vỗ vai” từng người một vì không thể... gọi”. Thời gian yêu nhau, cũng có vài lần Ánh mời Phương đi uống nước, nhưng họ chỉ ngồi bên nhau lặng lẽ, muốn tâm sự mà Ánh bảo: “Ở chốn đông người mà lại cứ “khua tay”, người khác không hiểu thì phiền lắm”. Một lần, Ánh ra dấu hỏi Phương: “Em có yêu anh không?”. Phương ngượng đỏ mặt, nhìn Ánh thật lâu rồi ra dấu trả lời “Có”. Một thời gian sau, Ánh lại hỏi Phương: “Chúng mình có thành vợ chồng được không?”; Phương trả lời: “Để tình yêu có thêm thời gian, đừng vội”. Biết tin con gái có người yêu, bố mẹ Phương rất lo, sợ con gái mình chưa đủ chín chắn. Lúc này, bố mẹ Phương đã rời quê Nam Định vào Cần Thơ sinh sống. Bố mẹ gọi điện cho bác, nhờ dịch lại bằng ngôn ngữ ký hiệu để nói chuyện với Phương. Bố mẹ hỏi Phương: “Yêu Ánh lâu chưa?”, Phương trả lời: “Mới yêu”. Bố mẹ lại hỏi: “Ánh có hay uống rượu, bia không?”, Phương bảo: “Không biết rõ”. Không yên tâm về con gái, biết nhà Ánh nghèo, bố mẹ gửi tiền rồi “lệnh” cho hai đứa đi tàu vào Cần Thơ để trực tiếp kiểm tra chàng rể tương lai. Bằng tình yêu chân thành, tính nết ngoan hiền, chăm chỉ, Ánh đã vượt qua được kỳ sát hạch của “ông bà nhạc” và thuyết phục họ đồng ý cho làm đám cưới.